Đón đoàn khách Việt Nam tại nông trang Beit Hillel (miền bắc Israel) vào một ngày đầu tháng 6. Nắng như đổ lửa, Hùng khiến tất cả mọi người sửng sốt bởi những món ăn đậm chất Việt Nam bày la liệt trên sàn: Nào gà luộc, bê hấp, cá nấu măng, giá đỗ xào lòng…
“Lâu lắm mới gặp người Việt nên mừng quá, em chuẩn bị đồ ăn từ hôm qua” - Hùng hồ hởi.
Israel là đất nước nhỏ bé, diện tích chỉ chừng 28.000km2 và chưa đầy 8 triệu dân. Với thế giới bên ngoài, Israel luôn gợi nhắc về vùng đất nóng của chiến sự, đầy tiếng súng. Nhưng với những người Việt Nam đang tu nghiệp và lao động ở Israel như Hùng, những nỗi lo bom đạn dường như bị đẩy lùi trước những ấn tượng về khung cảnh thiên nhiên thanh bình, sự hồn hậu thân thiện và ý chí vươn lên mãnh liệt của người dân nơi đây.
Ngày làm, đêm xuống hầm trú ẩn
Trong căn hộ nhỏ mà Hùng được người chủ trang trại - nơi anh đang làm - cho thuê, nhờ bóng mát từ những cây cổ thụ xung quanh không khí dịu mát hẳn. “Các anh chị ăn đi cho em mừng. Ở lại chơi lâu lâu nhé, đừng về vội, em buồn lắm”. Hùng khoát khoát tay, miệng cười khoe hàm răng có chiếc sứt một góc, dấu chứng những ngày “tung hoành ngang dọc” trước đây. “Đó là ngày xưa thôi. Giờ em chí thú làm ăn, mong còn 2 năm nữa kết thúc thời hạn làm việc ở Israel thì về Việt Nam với vợ con...”.
Mỗi ngày, Hùng dậy từ sớm, dọn, chăm chuồng bò, vắt sữa, làm công việc đồng áng, đến mùa thì hái quả. Bận rộn luôn tay, song Hùng bảo cường độ mà 2 anh em trai nhà chủ Israel làm việc còn kinh hoàng hơn. “Cứ 4 giờ sáng là họ dậy, làm việc quần quật đến tận trưa, về nhà nghỉ ngơi một lát rồi chiều lại làm một mạch đến 6-7 giờ tối. Mình theo không được” - Hùng lè lưỡi.
Theo lời Hùng kể, 2 người chủ Israel rất tốt với những người làm việc chăm chỉ. Giọng Hùng đầy tự hào: “Họ cho em mượn phòng này, đầy đủ vật dụng mà chỉ phải trả có 250 shekel/tháng (khoảng 68USD). Trong khi đó, mấy người Nga đến thuê dãy phòng trọ gần chuồng bò ngoài kia giá tận những 1.500 shekel. Gạo họ cũng mua hộ cho em với giá rất rẻ. Còn Internet thì dùng thoải mái. Em nói chuyện với vợ con qua mạng suốt ngày”.
Hùng may mắn được làm việc tại trang trại ngay gần con sông Jordan. Những khi có thời gian rỗi, Hùng một mình mang lon bia ra sông ngồi ngắm cảnh. “Những lúc đó thư thái lắm, nhưng chỉ ước có người nói chuyện với mình”. Điều kiện hiện tại của Hùng khác hẳn với những ngày đầu tiên mới sang Israel: Vật lộn với khác biệt ngôn ngữ, lạ cái, lạ nước và đặc biệt là nỗi nhớ vợ con. Khi đó, Hùng còn làm tại một nông trang gần Dải Gaza - nơi đạn pháo bắn phá dữ dội suốt ngày.
Năm 2010, tháng đầu tiên mới sang, hầu như Hùng phải nằm ngủ suốt dưới hầm trú ẩn. Song, ban ngày Hùng và các bạn lao động người Thái vẫn ra nông trang làm việc bình thường. Một buổi tối, phòng của Hùng bị trúng rocket, khiến 2 bạn người Thái bị thương nặng. “Bom đạn vô tình biết làm sao được. Đã sang đến đây rồi thì phải cố gắng làm việc, kiếm tiền để còn về với vợ con” - Hùng nói.
“Em nhìn nó, nó “nhìn” em, chả ai hiểu ai”
Theo ông Nguyễn Việt Hải - Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Israel - số lượng lao động Việt Nam ở Israel theo thời hạn 5 năm như Hùng hiện có khoảng 600-700 người và ở rải rác nhiều nông trang khác nhau. Công việc chủ yếu của họ là lao động tay chân đơn giản mà máy móc không thể thực hiện. Cách nơi Hùng ở không xa, Nguyễn Lại Sâm (người Thanh Hóa) hiện cũng đã qua nửa chặng đường thời hạn lao động 5 năm tại trang trại Amiad ở Kinereth.
Sâm có nụ cười hiền, răng khểnh, gầy lêu đêu và rất tếu táo. Thấy người Việt, Sâm mang đủ mọi thứ trong nhà có thể có để đãi khách. Chốc chốc Sâm lại níu mọi người “ở lại thêm một lát nữa”. Cũng giống như Hùng, Sâm đã quá lâu không gặp người Việt. Dù ở Israel, nhưng Sâm lại không nói ngôn ngữ địa phương là tiếng Hebrew mà... nói tiếng Thái, nguyên nhân bởi quản lý trực tiếp của Sâm là lao động đến từ Thái Lan. Chủ trang trại người Israel ngày nào cũng đến quán xuyến công việc, nhưng thường trao đổi với người quản lý này, và họ giao việc lại cho Sâm. Với ngữ âm đặc giọng xứ Thanh, Sâm gãi đầu: “Em sắp đủ vốn từ tán gái Thái rồi, nhưng nghĩ thương bố mẹ quá nên làm hết hợp đồng là về quê lấy vợ thôi”.
Nhà Sâm có ba anh em. Sâm là con đầu. Người em trai kế của Sâm hiện đang ở quân đội. Những trông đợi của bố mẹ về một tương lai đỡ vất vả hơn dồn hết vào vai cậu con trai cả gầy sạm. Giọng Sâm tếu táo: “Em ở đây cái gì cũng có, hoa quả đầy vườn, chả có sức mà ăn. Mỗi tội ít thấy mặt người. Sáng em ra vườn, nhìn cây, tối về cũng nhìn cây, thi thoảng nói chuyện với hai lao động Thái Lan ở cùng Kibutz”. Sâm nhờ chị Sơn - một người Việt lấy chồng Israel - đọc giùm bảng thuế được gửi cho mình mỗi tháng. “Em không biết chữ Hebrew. Mỗi lần cầm cái bảng thuế này, em nhìn nó, nó “nhìn” em, chả ai hiểu ai” - Sâm đùa.
Điều an ủi lớn nhất với những lao động xa nhà như Hùng và Sâm, đó là mức lương tại Israel đủ để họ có thể tạo dựng một tương lai nào đó khi về quê. Hùng cho biết, anh mới được chủ trang trại Beit Hilel tăng lương, nên trừ mọi chi phí thì mỗi tháng cũng dành dụm được chừng 1.200-1500USD. Lương của Sâm thấp hơn, nhưng cũng được khoảng 900-1.000USD. “Tiền mỗi tháng em đều gửi hết về cho bố mẹ. Hy vọng cũng tích cóp đủ để lấy vợ và chăm sóc cha mẹ già sau này” - Sâm tâm sự.
Nước ngọt là “vàng trắng”
Không chỉ tiếp nhận lao động giản đơn, hiện Israel đang có xu hướng mở cửa cho các sinh viên Việt Nam sang học tập và tu nghiệp trong ngành nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Việt Hải, các tu nghiệp sinh Việt Nam tại Israel có thời hạn 11 tháng.
Năm 2012, số lượng các tu nghiệp sinh Việt Nam là 600 người, năm 2013 con số được nâng lên chừng 800 người. Tất cả các sinh viên đều được bố trí chỗ ăn, ở miễn phí, được nhận một máy tính để có thể dễ dàng trao đổi bài vở cũng như liên lạc với gia đình. Riêng trang trại Ein Carmel gần Haifa, hiện tiếp nhận khoảng 120 sinh viên từ nhiều nước, trong đó có 13 tu nghiệp sinh Việt Nam.
Khu cư xá của các sinh viên nằm khuất sâu trong trang trại, mỗi gian phòng kê 3-4 giường nhỏ. Vật dụng đơn sơ, nhưng đầy đủ nhà tắm nước nóng lạnh, bếp gas miễn phí. Lê Tuấn Nam - sinh viên từ Đại học Nông lâm Thái Nguyên - đùa: “Bọn em sang đây thấy cũng giống như khi trọ học ở nhà”. Một tuần, các sinh viên sẽ có một ngày học lý thuyết và 5 ngày đi làm thực tế tại nông trang. Cuối tuần các em được trung tâm đưa đến những địa danh nổi tiếng của Israel như Jerusalem, Tel Aviv, Biển Chết, hay vùng sa mạc Negev để tìm hiểu về văn hóa, xã hội địa phương.
Với Nam, điều gì ở Israel cũng ấn tượng. Điều khiến Nam nhớ nhất là sự tỉ mỉ, cẩn trọng của các quản lý Israel đối với từng đầu việc cụ thể, từ việc lấy giống, nghiên cứu cây trồng, tỉa cây, bẻ cành một cách khoa học cho cây phát triển tốt. “Họ có hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt tự động, điều khiển hoàn toàn bằng máy móc. Chị cứ tưởng tượng, họ có thể ở nông trang cách xa 40km, nhưng vẫn điều khiển được việc tưới tiêu hàng ngày”.
Theo ông Yaron Tamir - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp AgroStudies tại Israel - nơi tiếp nhận các sinh viên Việt Nam đến tu nghiệp - điều kiện thiên nhiên quá khắc nghiệt ở Israel chính là lý do thôi thúc các nhà khoa học và nông dân nước này phải tìm cách phát triển công nghệ tiên tiến nhất nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Điều kiện tự nhiên của Israel đặc biệt khô hạn, với lượng mưa rất thấp và thay đổi theo từng mùa. Vì vậy, nước ngọt ở Israel được coi như “vàng trắng” và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Thậm chí, Chính phủ Israel đã xây dựng hẳn một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước.
Khi tôi hỏi những kinh nghiệm nào học được ở Israel có thể ứng dụng ở Việt Nam, hầu hết các sinh viên đều băn khoăn vì “nền nông nghiệp Israel quá tiên tiến”, trong lúc điều kiện Việt Nam còn lạc hậu. Liên - sinh viên đang tu nghiệp ở đây - cho biết, bố em cũng có một trang trại tại Hưng Yên, nhưng để áp dụng được một phần những gì đã thấy, đã làm ở Israel là rất khó.
“Các chuyên gia Israel nói rằng, cần 4 năm mới có thể đánh giá liệu loại cây trồng hay loại quả đó có mang lại lợi nhuận hay không. Nhưng ở quê em, nếu mùa này mà loại cây đó không cho lợi nhuận thì sẽ phá hết để trồng cây khác” - Liên nói. Hiên - một trong hai cô gái tu nghiệp tại Kibbuzt - cũng chia sẻ: “Hệ thống vận hành trang trại của họ rất hiệu quả và liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ. Chẳng hạn, có những mùa sản phẩm giá quá hạ, họ sẵn sàng chặt bỏ tất cả cây để kích cầu cho mùa tới, chứ không bán phá giá. Điều này chưa thể thực hiện ở Việt Nam trong điều kiện hiện tại...”.
Israel là đất nước nhỏ bé, diện tích chỉ chừng 28.000km2 và chưa đầy 8 triệu dân. Với thế giới bên ngoài, Israel luôn gợi nhắc về vùng đất nóng của chiến sự, đầy tiếng súng. Nhưng với những người Việt Nam đang tu nghiệp và lao động ở Israel như Hùng, những nỗi lo bom đạn dường như bị đẩy lùi trước những ấn tượng về khung cảnh thiên nhiên thanh bình, sự hồn hậu thân thiện và ý chí vươn lên mãnh liệt của người dân nơi đây.
Ngày làm, đêm xuống hầm trú ẩn
Trong căn hộ nhỏ mà Hùng được người chủ trang trại - nơi anh đang làm - cho thuê, nhờ bóng mát từ những cây cổ thụ xung quanh không khí dịu mát hẳn. “Các anh chị ăn đi cho em mừng. Ở lại chơi lâu lâu nhé, đừng về vội, em buồn lắm”. Hùng khoát khoát tay, miệng cười khoe hàm răng có chiếc sứt một góc, dấu chứng những ngày “tung hoành ngang dọc” trước đây. “Đó là ngày xưa thôi. Giờ em chí thú làm ăn, mong còn 2 năm nữa kết thúc thời hạn làm việc ở Israel thì về Việt Nam với vợ con...”.
Mỗi ngày, Hùng dậy từ sớm, dọn, chăm chuồng bò, vắt sữa, làm công việc đồng áng, đến mùa thì hái quả. Bận rộn luôn tay, song Hùng bảo cường độ mà 2 anh em trai nhà chủ Israel làm việc còn kinh hoàng hơn. “Cứ 4 giờ sáng là họ dậy, làm việc quần quật đến tận trưa, về nhà nghỉ ngơi một lát rồi chiều lại làm một mạch đến 6-7 giờ tối. Mình theo không được” - Hùng lè lưỡi.
Ngoài học hỏi về nông nghiệp Israel, các tu nghiệp sinh còn được trải nghiệm văn hóa và xã hội địa phương. Ảnh: Phương Thủy |
Theo lời Hùng kể, 2 người chủ Israel rất tốt với những người làm việc chăm chỉ. Giọng Hùng đầy tự hào: “Họ cho em mượn phòng này, đầy đủ vật dụng mà chỉ phải trả có 250 shekel/tháng (khoảng 68USD). Trong khi đó, mấy người Nga đến thuê dãy phòng trọ gần chuồng bò ngoài kia giá tận những 1.500 shekel. Gạo họ cũng mua hộ cho em với giá rất rẻ. Còn Internet thì dùng thoải mái. Em nói chuyện với vợ con qua mạng suốt ngày”.
Hùng may mắn được làm việc tại trang trại ngay gần con sông Jordan. Những khi có thời gian rỗi, Hùng một mình mang lon bia ra sông ngồi ngắm cảnh. “Những lúc đó thư thái lắm, nhưng chỉ ước có người nói chuyện với mình”. Điều kiện hiện tại của Hùng khác hẳn với những ngày đầu tiên mới sang Israel: Vật lộn với khác biệt ngôn ngữ, lạ cái, lạ nước và đặc biệt là nỗi nhớ vợ con. Khi đó, Hùng còn làm tại một nông trang gần Dải Gaza - nơi đạn pháo bắn phá dữ dội suốt ngày.
Năm 2010, tháng đầu tiên mới sang, hầu như Hùng phải nằm ngủ suốt dưới hầm trú ẩn. Song, ban ngày Hùng và các bạn lao động người Thái vẫn ra nông trang làm việc bình thường. Một buổi tối, phòng của Hùng bị trúng rocket, khiến 2 bạn người Thái bị thương nặng. “Bom đạn vô tình biết làm sao được. Đã sang đến đây rồi thì phải cố gắng làm việc, kiếm tiền để còn về với vợ con” - Hùng nói.
“Em nhìn nó, nó “nhìn” em, chả ai hiểu ai”
Theo ông Nguyễn Việt Hải - Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Israel - số lượng lao động Việt Nam ở Israel theo thời hạn 5 năm như Hùng hiện có khoảng 600-700 người và ở rải rác nhiều nông trang khác nhau. Công việc chủ yếu của họ là lao động tay chân đơn giản mà máy móc không thể thực hiện. Cách nơi Hùng ở không xa, Nguyễn Lại Sâm (người Thanh Hóa) hiện cũng đã qua nửa chặng đường thời hạn lao động 5 năm tại trang trại Amiad ở Kinereth.
Sâm có nụ cười hiền, răng khểnh, gầy lêu đêu và rất tếu táo. Thấy người Việt, Sâm mang đủ mọi thứ trong nhà có thể có để đãi khách. Chốc chốc Sâm lại níu mọi người “ở lại thêm một lát nữa”. Cũng giống như Hùng, Sâm đã quá lâu không gặp người Việt. Dù ở Israel, nhưng Sâm lại không nói ngôn ngữ địa phương là tiếng Hebrew mà... nói tiếng Thái, nguyên nhân bởi quản lý trực tiếp của Sâm là lao động đến từ Thái Lan. Chủ trang trại người Israel ngày nào cũng đến quán xuyến công việc, nhưng thường trao đổi với người quản lý này, và họ giao việc lại cho Sâm. Với ngữ âm đặc giọng xứ Thanh, Sâm gãi đầu: “Em sắp đủ vốn từ tán gái Thái rồi, nhưng nghĩ thương bố mẹ quá nên làm hết hợp đồng là về quê lấy vợ thôi”.
Nhà Sâm có ba anh em. Sâm là con đầu. Người em trai kế của Sâm hiện đang ở quân đội. Những trông đợi của bố mẹ về một tương lai đỡ vất vả hơn dồn hết vào vai cậu con trai cả gầy sạm. Giọng Sâm tếu táo: “Em ở đây cái gì cũng có, hoa quả đầy vườn, chả có sức mà ăn. Mỗi tội ít thấy mặt người. Sáng em ra vườn, nhìn cây, tối về cũng nhìn cây, thi thoảng nói chuyện với hai lao động Thái Lan ở cùng Kibutz”. Sâm nhờ chị Sơn - một người Việt lấy chồng Israel - đọc giùm bảng thuế được gửi cho mình mỗi tháng. “Em không biết chữ Hebrew. Mỗi lần cầm cái bảng thuế này, em nhìn nó, nó “nhìn” em, chả ai hiểu ai” - Sâm đùa.
Điều an ủi lớn nhất với những lao động xa nhà như Hùng và Sâm, đó là mức lương tại Israel đủ để họ có thể tạo dựng một tương lai nào đó khi về quê. Hùng cho biết, anh mới được chủ trang trại Beit Hilel tăng lương, nên trừ mọi chi phí thì mỗi tháng cũng dành dụm được chừng 1.200-1500USD. Lương của Sâm thấp hơn, nhưng cũng được khoảng 900-1.000USD. “Tiền mỗi tháng em đều gửi hết về cho bố mẹ. Hy vọng cũng tích cóp đủ để lấy vợ và chăm sóc cha mẹ già sau này” - Sâm tâm sự.
Nước ngọt là “vàng trắng”
Không chỉ tiếp nhận lao động giản đơn, hiện Israel đang có xu hướng mở cửa cho các sinh viên Việt Nam sang học tập và tu nghiệp trong ngành nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Việt Hải, các tu nghiệp sinh Việt Nam tại Israel có thời hạn 11 tháng.
Năm 2012, số lượng các tu nghiệp sinh Việt Nam là 600 người, năm 2013 con số được nâng lên chừng 800 người. Tất cả các sinh viên đều được bố trí chỗ ăn, ở miễn phí, được nhận một máy tính để có thể dễ dàng trao đổi bài vở cũng như liên lạc với gia đình. Riêng trang trại Ein Carmel gần Haifa, hiện tiếp nhận khoảng 120 sinh viên từ nhiều nước, trong đó có 13 tu nghiệp sinh Việt Nam.
Tu nghiệp sinh VN tại trang trại Ein Carmel (Israel). Ảnh: Phương Thủy |
Khu cư xá của các sinh viên nằm khuất sâu trong trang trại, mỗi gian phòng kê 3-4 giường nhỏ. Vật dụng đơn sơ, nhưng đầy đủ nhà tắm nước nóng lạnh, bếp gas miễn phí. Lê Tuấn Nam - sinh viên từ Đại học Nông lâm Thái Nguyên - đùa: “Bọn em sang đây thấy cũng giống như khi trọ học ở nhà”. Một tuần, các sinh viên sẽ có một ngày học lý thuyết và 5 ngày đi làm thực tế tại nông trang. Cuối tuần các em được trung tâm đưa đến những địa danh nổi tiếng của Israel như Jerusalem, Tel Aviv, Biển Chết, hay vùng sa mạc Negev để tìm hiểu về văn hóa, xã hội địa phương.
Với Nam, điều gì ở Israel cũng ấn tượng. Điều khiến Nam nhớ nhất là sự tỉ mỉ, cẩn trọng của các quản lý Israel đối với từng đầu việc cụ thể, từ việc lấy giống, nghiên cứu cây trồng, tỉa cây, bẻ cành một cách khoa học cho cây phát triển tốt. “Họ có hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt tự động, điều khiển hoàn toàn bằng máy móc. Chị cứ tưởng tượng, họ có thể ở nông trang cách xa 40km, nhưng vẫn điều khiển được việc tưới tiêu hàng ngày”.
Theo ông Yaron Tamir - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp AgroStudies tại Israel - nơi tiếp nhận các sinh viên Việt Nam đến tu nghiệp - điều kiện thiên nhiên quá khắc nghiệt ở Israel chính là lý do thôi thúc các nhà khoa học và nông dân nước này phải tìm cách phát triển công nghệ tiên tiến nhất nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Điều kiện tự nhiên của Israel đặc biệt khô hạn, với lượng mưa rất thấp và thay đổi theo từng mùa. Vì vậy, nước ngọt ở Israel được coi như “vàng trắng” và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Thậm chí, Chính phủ Israel đã xây dựng hẳn một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước.
Khi tôi hỏi những kinh nghiệm nào học được ở Israel có thể ứng dụng ở Việt Nam, hầu hết các sinh viên đều băn khoăn vì “nền nông nghiệp Israel quá tiên tiến”, trong lúc điều kiện Việt Nam còn lạc hậu. Liên - sinh viên đang tu nghiệp ở đây - cho biết, bố em cũng có một trang trại tại Hưng Yên, nhưng để áp dụng được một phần những gì đã thấy, đã làm ở Israel là rất khó.
“Các chuyên gia Israel nói rằng, cần 4 năm mới có thể đánh giá liệu loại cây trồng hay loại quả đó có mang lại lợi nhuận hay không. Nhưng ở quê em, nếu mùa này mà loại cây đó không cho lợi nhuận thì sẽ phá hết để trồng cây khác” - Liên nói. Hiên - một trong hai cô gái tu nghiệp tại Kibbuzt - cũng chia sẻ: “Hệ thống vận hành trang trại của họ rất hiệu quả và liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ. Chẳng hạn, có những mùa sản phẩm giá quá hạ, họ sẵn sàng chặt bỏ tất cả cây để kích cầu cho mùa tới, chứ không bán phá giá. Điều này chưa thể thực hiện ở Việt Nam trong điều kiện hiện tại...”.
“Nông dân” Việt Nam tu nghiệp tại Israel
4/
5
Oleh
Daviddo
1 nhận xét:
Hay
Reply