Trong bảng xếp hạng những thương hiệu toàn cầu có giá trị lớn nhất thế giới năm 2012 của Interbrand và Businessweek, Starbuck đứng thứ 88, có giá trị hơn 4 tỷ đô-la Mỹ, và được đánh giá là tăng trưởng (giá trị thương hiệu) khoảng 11% kể từ 2011. Sự tăng trưởng này được các chuyên gia về branding đánh giá là có được từ những thay đổi về chiến lược, trong đó có việc mở các quầy bán nước quả, và thậm chí cả đồ uống có cồn, bán đồ ăn, và cả việc hợp tác với Square để cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến. Những "cải cách" được coi là đáng kể của Starbuck cũng bao gồm cả thay đổi những trải nghiệm cho người tiêu dùng yêu thích công nghệ, hoặc là dịch vụ Mobile Pour được Starbuck giới thiệu lần đầu vào ngày "Cá tháng Tư" năm 2011 từ một ý tưởng được phát triển từ diễn đàn của khách hàng mystarbucksidea.com... Việc Starbuck đưa thêm những đồ uống mới và phục vụ đồ ăn được coi là một giải pháp đối với thách thức đến từ McDonald khi người khổng lồ này cũng bắt đầu chiến dịch "thu phục" những người uống cafe.
Có thể thấy một điều khá đơn giản ở đây, là Starbuck có được 11% tăng trưởng giá trị thương hiệu không nhờ việc đưa ra những điều đao to búa lớn hay phát kiến ra một loại cafe mới, mà là từ những sáng kiến và cam kết về trải nghiệm mới, phục vụ cho tầng lớp tiêu dùng đang thay đổi thị hiếu mỗi ngày. 2011 Starbuck bước chân vào Ấn độ, 2012 bước chân vào Việt Nam, không có vẻ gì là thương hiệu này đang mất đi những gì mà nhiều người ồn ào nói đến.
Từ khi vào Đài Loan năm 1988, mỗi năm chuỗi Starbuck tăng thêm 20% số cửa hàng, và ông Hsu Kuang-yu, chủ của công ty President Starbuck Coffee (thuộc gia đình Uni President), người đang giữ master licence của Starbuck ở Đài Loan dự tính trong 5 năm tới, sẽ có 350 cửa hàng của Starbuck trong số 2000 quán cafe ở Đài Loan... Trong khi có hàng loạt chuỗi quán cafe nội địa khá hùng mạnh, ví dụ như Mr. Brown, nhưng ở Đài Bắc, bạn có thể nhìn thấy Starbuck hầu như ở mọi góc phố, nơi mỗi cốc cafe chỉ có giá khoảng 1,5 đến 2 dollar Mỹ. Bức tranh ấy ở Đài Loan có thể dễ dàng cho phép chúng ta hình dung con đường của Starbuck và Maxim's ở Việt Nam trong mấy năm tới, khi những ly cafe của Starbuck sẽ rời sự sang trọng của flagship-outlet ở Saigon đi vào những con phố Hà Nội, Saigon, Đà Nẵng, Hải Phòng,...
Năm 2006, tôi đưa một chuyên gia về branding đến gặp một vị lãnh đạo Bộ Thương Mại (lúc đó chưa sáp nhập với Bộ Công nghiệp), vị này hỏi ông chuyên gia "Ông đánh giá thế nào về các thương hiệu Việt Nam", ông này trầm ngâm một lúc, rồi đáp" Tôi nghĩ các vị có một số cái tên, một số cái logo, nhưng có lẽ là chưa có thương hiệu".
Thay vì nói những điều vĩ đại, to lớn, thay vì tranh luận và kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, các nhà kinh doanh của chúng ta có lẽ nên hiểu rằng, cái làm nên giá trị của các công ty không phải là những lời hào nhoáng. Branding hay làm thương hiệu cũng không phải là việc ngồi trong văn phòng nghĩ ra những lời hoa ngôn xảo ngữ và thuê một nhóm chuyên gia tiếp thị đến làm một bộ phim hay mua mấy "bài PR" rẻ tiền để tung hô trên các báo. Hãy nghĩ về những gì mà người tiêu dùng đang thực sự muốn có, muốn trải nghiệm, muốn nhận biết, và hãy cung cấp cho họ điều đó, khi ấy thương hiệu của bạn sẽ thực sự lớn, sản phẩm của bạn sẽ được tin dùng, và tiền sẽ chảy vào túi công ty...
Starbuck đã luôn lắng nghe người tiêu dùng, và đổi thay khi người tiêu dùng muốn thế, và cái đó làm nên giá trị của họ. Chúng ta cũng có thể làm được, nếu thật sự muốn làm. Không ầm ĩ, nhưng những cửa hàng của Mr. Brown trên đường phố Taipei cũng đâu có ít khách hơn những cửa hàng của Starbuck.
Giờ là lúc chúng ta nên học hỏi và làm theo, cả Starbuck và Mr. Brown.
Có thể thấy một điều khá đơn giản ở đây, là Starbuck có được 11% tăng trưởng giá trị thương hiệu không nhờ việc đưa ra những điều đao to búa lớn hay phát kiến ra một loại cafe mới, mà là từ những sáng kiến và cam kết về trải nghiệm mới, phục vụ cho tầng lớp tiêu dùng đang thay đổi thị hiếu mỗi ngày. 2011 Starbuck bước chân vào Ấn độ, 2012 bước chân vào Việt Nam, không có vẻ gì là thương hiệu này đang mất đi những gì mà nhiều người ồn ào nói đến.
Từ khi vào Đài Loan năm 1988, mỗi năm chuỗi Starbuck tăng thêm 20% số cửa hàng, và ông Hsu Kuang-yu, chủ của công ty President Starbuck Coffee (thuộc gia đình Uni President), người đang giữ master licence của Starbuck ở Đài Loan dự tính trong 5 năm tới, sẽ có 350 cửa hàng của Starbuck trong số 2000 quán cafe ở Đài Loan... Trong khi có hàng loạt chuỗi quán cafe nội địa khá hùng mạnh, ví dụ như Mr. Brown, nhưng ở Đài Bắc, bạn có thể nhìn thấy Starbuck hầu như ở mọi góc phố, nơi mỗi cốc cafe chỉ có giá khoảng 1,5 đến 2 dollar Mỹ. Bức tranh ấy ở Đài Loan có thể dễ dàng cho phép chúng ta hình dung con đường của Starbuck và Maxim's ở Việt Nam trong mấy năm tới, khi những ly cafe của Starbuck sẽ rời sự sang trọng của flagship-outlet ở Saigon đi vào những con phố Hà Nội, Saigon, Đà Nẵng, Hải Phòng,...
Năm 2006, tôi đưa một chuyên gia về branding đến gặp một vị lãnh đạo Bộ Thương Mại (lúc đó chưa sáp nhập với Bộ Công nghiệp), vị này hỏi ông chuyên gia "Ông đánh giá thế nào về các thương hiệu Việt Nam", ông này trầm ngâm một lúc, rồi đáp" Tôi nghĩ các vị có một số cái tên, một số cái logo, nhưng có lẽ là chưa có thương hiệu".
Thay vì nói những điều vĩ đại, to lớn, thay vì tranh luận và kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, các nhà kinh doanh của chúng ta có lẽ nên hiểu rằng, cái làm nên giá trị của các công ty không phải là những lời hào nhoáng. Branding hay làm thương hiệu cũng không phải là việc ngồi trong văn phòng nghĩ ra những lời hoa ngôn xảo ngữ và thuê một nhóm chuyên gia tiếp thị đến làm một bộ phim hay mua mấy "bài PR" rẻ tiền để tung hô trên các báo. Hãy nghĩ về những gì mà người tiêu dùng đang thực sự muốn có, muốn trải nghiệm, muốn nhận biết, và hãy cung cấp cho họ điều đó, khi ấy thương hiệu của bạn sẽ thực sự lớn, sản phẩm của bạn sẽ được tin dùng, và tiền sẽ chảy vào túi công ty...
Starbuck đã luôn lắng nghe người tiêu dùng, và đổi thay khi người tiêu dùng muốn thế, và cái đó làm nên giá trị của họ. Chúng ta cũng có thể làm được, nếu thật sự muốn làm. Không ầm ĩ, nhưng những cửa hàng của Mr. Brown trên đường phố Taipei cũng đâu có ít khách hơn những cửa hàng của Starbuck.
Giờ là lúc chúng ta nên học hỏi và làm theo, cả Starbuck và Mr. Brown.
Học gì từ Starbuck...
4/
5
Oleh
Daviddo