"Có một điểm mà mình nghĩ rằng đó là mấu chốt của vấn đề café sạch Việt Nam. Chất lượng café. Thực sự, ở Việt Nam, người tiêu dùng không biết trông cậy vào đâu để có thể nhận ra cái nào là café thật. Cách duy nhất là người tiêu dùng phải uống café nguyên chất và rang mộc thật nhiều, khi ấy họ mới có thể phân biệt được mùi vị của những thứ giả mạo café.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là: Tại sao các nhà sản xuất không mang đến người tiêu dùng café nguyên chất và rang mộc? Câu trả lời rất đơn giản: Lợi nhuận.
Cá nhân Biểu chưa hiểu vì sao khẩu vị về café của đa số người tiêu dùng Việt Nam lại ưa thích những loại café tẩm ướp đủ các loại gia vị, hóa chất, hương liệu. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, ngay khi người tiêu dùng uống li café đầu tiên trong đời, thì dường như họ đã bị uống một loại café giả. Thế là cái ấn tượng ban đầu ấy đã trở thành thước đo cho tất cả các loại café khác mà người tiêu dùng tiếp nhận.
Lợi nhuận chồng chất lợi nhuận, và lừa dối chồng chất lừa dối. Lúc này, vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất không phải là dùng kĩ thuật nào để tạo ra hạt café mộc nhất, thể hiện rõ nhất hương vị của giống, đặc điểm địa lí hạt café đó mang chứa, mà nhiệm vụ của các nhà sản xuất bây giờ là làm thế nào để vừa miệng khách hàng nhất.
Bởi thế, khi mà có bạn nói rằng, rồi đây, Biểu sẽ thành một Đặng Lê Nguyên Vũ thứ hai thì Biểu rất giật mình. Biểu không bao giờ chọn con đường như các nhãn hiệu café đang tồn tại trên thị trường đã đi. Khi Biểu chia sẻ điều này, anh Dũng đã thực sự hiểu và ủng hộ. Vì bối cảnh Việt Nam không hề giống bối cảnh Châu Âu hay các nước phát triển khác. Ở những nơi đó, các thương hiệu cạnh tranh nhau bằng chất lượng và dịch vụ, trên một cái nền vững chắc: 100% café nguyên chất, trong khi ở Việt Nam người ta cạnh tranh nhau bằng cách độn các loại ngũ cốc, tẩm các phụ gia, hương liệu để giảm giá thành sản phẩm.
Hai con đường hoàn toàn khác nhau, một đi lên thiên đàng, một xuống địa ngục."
Vậy thì câu hỏi đặt ra là: Tại sao các nhà sản xuất không mang đến người tiêu dùng café nguyên chất và rang mộc? Câu trả lời rất đơn giản: Lợi nhuận.
Cá nhân Biểu chưa hiểu vì sao khẩu vị về café của đa số người tiêu dùng Việt Nam lại ưa thích những loại café tẩm ướp đủ các loại gia vị, hóa chất, hương liệu. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, ngay khi người tiêu dùng uống li café đầu tiên trong đời, thì dường như họ đã bị uống một loại café giả. Thế là cái ấn tượng ban đầu ấy đã trở thành thước đo cho tất cả các loại café khác mà người tiêu dùng tiếp nhận.
Lợi nhuận chồng chất lợi nhuận, và lừa dối chồng chất lừa dối. Lúc này, vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất không phải là dùng kĩ thuật nào để tạo ra hạt café mộc nhất, thể hiện rõ nhất hương vị của giống, đặc điểm địa lí hạt café đó mang chứa, mà nhiệm vụ của các nhà sản xuất bây giờ là làm thế nào để vừa miệng khách hàng nhất.
Bởi thế, khi mà có bạn nói rằng, rồi đây, Biểu sẽ thành một Đặng Lê Nguyên Vũ thứ hai thì Biểu rất giật mình. Biểu không bao giờ chọn con đường như các nhãn hiệu café đang tồn tại trên thị trường đã đi. Khi Biểu chia sẻ điều này, anh Dũng đã thực sự hiểu và ủng hộ. Vì bối cảnh Việt Nam không hề giống bối cảnh Châu Âu hay các nước phát triển khác. Ở những nơi đó, các thương hiệu cạnh tranh nhau bằng chất lượng và dịch vụ, trên một cái nền vững chắc: 100% café nguyên chất, trong khi ở Việt Nam người ta cạnh tranh nhau bằng cách độn các loại ngũ cốc, tẩm các phụ gia, hương liệu để giảm giá thành sản phẩm.
Hai con đường hoàn toàn khác nhau, một đi lên thiên đàng, một xuống địa ngục."
Tuyên ngôn của Quả Thông Khô về cafe sạch
4/
5
Oleh
Daviddo