Sau câu hỏi trăn trở của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại một cuộc họp mới đây: "Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?", câu chuyện về chính sách của nhà nước dành cho trẻ em nghèo vùng cao đang được dư luận hết sức quan tâm.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn, người khởi xướng chương trình "Cơm có thịt" vừa gửi đến Báo Thanh Niên thư ngỏ sau đây, như một đóng góp công dân gửi đến những vị có trách nhiệm, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Thưa Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền,
Xin được nói thật với Bộ trưởng: liên quan đến bữa ăn của học sinh vùng cao, nếu cuộc rà soát không thật sự cặn kẽ, có thể rồi ngành này ngành kia đều báo cáo: chính sách hỗ trợ nhà nước nhiều, cơ bản là đã triển khai, tiền đã về đến đối tượng, dù có khó khăn nhưng tình hình ăn uống của các em không quá thiếu thốn như dư luận nêu...
Vài điều nhìn thấy, xin được chia sẻ với Bộ trưởng:
Lên vùng cao, chúng tôi không chỉ nhìn, mà còn ghi hình lại nhiều cảnh ăn uống của học sinh. Có đủ mọi cảnh: 1-Có những học sinh buổi trưa nhịn ăn vì không có gì mang theo đến lớp. Có những bé mầm non đến bữa thì cô giáo phải "véo" từ các nắm cơm của các em khác dồn lại để cho cháu ăn. 2- Có những học sinh không ăn cơm, mà ăn bí, ăn củ. 3- Học sinh có đủ cơm ăn, nhưng thức ăn là măng, muối riềng, muối ớt 4- Học sinh ăn cơm có chút thức ăn mang từ nhà là chút cá khô hay thi thoảng (rất hiếm) có miếng thịt.
Trong các cảnh trên, phải nói rằng cảnh thứ ba (có cơm nhưng không thức ăn nhiều dinh dưỡng) là phổ biến nhất (nhân thể xin nói chính vì vậy, chương trình nhỏ của chúng tôi giúp các em lấy tên là "Cơm có thịt", chứ không phải là "Ăn có cơm". Dù rằng, xin nhắc lại, cảnh thiếu cả cơm vẫn có).
Riêng học sinh bán trú, bức tranh khác biệt: Trước khi tiền hỗ trợ của nhà nước đến, các em ăn cơm như cảnh thứ ba. Khi đã nhận được tiền hỗ trợ và có tổ chức nấu ăn tập trung, các em đã có chút thức ăn, nhưng cũng còn đạm bạc.
Tại sao chính sách hỗ trợ đã bao phủ phần rất lớn học sinh (học sinh nội trú, học sinh bán trú, mầm non 3, 4 và 5 tuổi, một số tỉnh có hỗ trợ cả học sinh ngoài diện hỗ trợ của chính phủ) mà các em đã rất lâu và nay còn ăn cơm không có thức ăn?
Là do cách đưa tiền hỗ trợ về cho các em.
Thứ nhất, có quyết định của Thủ tướng nhưng triển khai rất chậm: ở những vùng Tây Bắc mà chúng tôi biết, Quyết định 85/2010/QĐ-TTg hỗ trợ học sinh bán trú phải một năm sau mới có thông tư liên bộ hướng dẫn, và tiền dĩ nhiên đến còn muộn hơn. Chủ trương hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi theo Quyết định 239/QĐ-TTg thành hiện thực chỉ sau 2 năm. Tiền hỗ trợ trẻ mầm non 3, 4 tuổi theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg sau 13 tháng, đến hôm nay chỗ đã chi, chỗ chưa, vì có tiền nhưng chưa có hướng dẫn!
Nếu là tiền xây dựng công trình, thì tiền về muộn công trình được xây muộn. Nhưng trẻ con có đợi được như công trình đâu. Khi tiền đến thì trẻ mầm non đã lên lớp một, lớp hai, học sinh tiểu học, trung học đã về nghỉ hè. Tiền được truy lĩnh, và được trao cho phụ huynh. Bộ trưởng thừa biết "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống", thành một bữa rượu liên hoan, hay hiếu hỷ, trả nợ… Vậy là ngân sách vẫn bỏ ra số tiền như dự trù, người (ngành) cấp phát báo cáo đã thực hiện xong nhiệm vụ giải ngân, nhưng còn đâu là mục tiêu tăng dinh dưỡng cho trẻ nhà nghèo có sức khỏe học trên lớp? Thiết tưởng hỗ trợ trẻ em phải như bố mẹ nuôi con, có bố mẹ nào nuôi kiểu no dồn đói góp như vậy?
Thứ hai: Các cụ dạy "của cho không bằng cách cho". Khổ thay "của" ở đây là tiền nước, tiền dân, nhưng quyết định cách "cho" lại là những cấp quan chức ở giữa. Thưa thật với Bộ trưởng, tôi không hiểu nổi những quy định chi tiền kiểu này: trẻ học từ tháng 9 đến hết tháng 5, tiền ăn trưa chi hai đợt tháng 11 và tháng 4. Thử hỏi từ tháng 9 đến tháng 11, các thầy cô lấy tiền đâu để nấu ăn cho học sinh? Vâng, quả thật tôi đã gặp thầy cô lấy tiền túi ra tạm ứng, tôi cũng đã thấy các trường "cắm nợ" ngoài chợ. Nhưng chỉ ít nơi có thể làm thế và liệu chúng ta có thể đòi hỏi họ làm thế không? Còn tiền đợt tháng 4 thì nhiều khi đến học sinh đã nghỉ hè. Làm sao thầy cô giáo dám giữ lại qua hè để ứng cho năm học sau (vì danh sách học sinh mỗi năm một khác). Tôi muốn hỏi người đưa ra quy định này: ông (bà) có cho con ăn theo kiểu mỗi năm chi tiền hai lần không?
Thứ ba: Tôi khẳng định rằng hỗ trợ dinh dưỡng cho học sinh nhất định phải qua con đường nấu ăn cho các em ngay tại trường. Nếu phát thẳng không có gì đảm bảo nó thành cơm, rau, thịt cho các em. Ngay tại nơi mà dư luận xôn xao chuyện học sinh ăn thịt chuột, cũng theo báo chí thì trên đó mỗi học sinh có chế độ hỗ trợ 500.000 đồng/tháng. Nguyên do chắc cũng không ngoài cái "cách cho".
Điều cuối cùng: Cũng là học sinh, cũng nghèo như nhau thôi, nhưng học sinh bán trú nhà xa, được hỗ trợ hằng tháng thì được ăn miếng cơm nóng có chút thức ăn. Còn học sinh nhà gần hơn, nhưng đủ xa để trưa vẫn phải ở lại lớp, thì mang cặp lồng cơm. Chúng tôi đã mở xem không biết bao nhiêu cặp lồng hoặc gói lá như thế và những gì trông thấy thật xót lòng. Xin nhà nước quan tâm đến "học sinh cặp lồng". Hãy tiết kiệm các khoản chi khác để hỗ trợ cho tất cả trẻ nghèo miền núi. Và hãy tạo điều kiện để mọi tấm lòng yêu trẻ nghèo cùng nhà nước đến với các em. Làm như vậy được thì chuyện miếng ăn và tấm áo cho các em không quá khó!
Trần Đăng Tuấn
Nhà báo Trần Đăng Tuấn, người khởi xướng chương trình "Cơm có thịt" vừa gửi đến Báo Thanh Niên thư ngỏ sau đây, như một đóng góp công dân gửi đến những vị có trách nhiệm, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Thưa Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền,
Xin được nói thật với Bộ trưởng: liên quan đến bữa ăn của học sinh vùng cao, nếu cuộc rà soát không thật sự cặn kẽ, có thể rồi ngành này ngành kia đều báo cáo: chính sách hỗ trợ nhà nước nhiều, cơ bản là đã triển khai, tiền đã về đến đối tượng, dù có khó khăn nhưng tình hình ăn uống của các em không quá thiếu thốn như dư luận nêu...
Vài điều nhìn thấy, xin được chia sẻ với Bộ trưởng:
Lên vùng cao, chúng tôi không chỉ nhìn, mà còn ghi hình lại nhiều cảnh ăn uống của học sinh. Có đủ mọi cảnh: 1-Có những học sinh buổi trưa nhịn ăn vì không có gì mang theo đến lớp. Có những bé mầm non đến bữa thì cô giáo phải "véo" từ các nắm cơm của các em khác dồn lại để cho cháu ăn. 2- Có những học sinh không ăn cơm, mà ăn bí, ăn củ. 3- Học sinh có đủ cơm ăn, nhưng thức ăn là măng, muối riềng, muối ớt 4- Học sinh ăn cơm có chút thức ăn mang từ nhà là chút cá khô hay thi thoảng (rất hiếm) có miếng thịt.
Em bé vùng cao và suất cơm thiếu chất mà nhà báo Trần Đăng Tuấn bắt gặp - Ảnh: Trần Đăng Tuấn |
Trong các cảnh trên, phải nói rằng cảnh thứ ba (có cơm nhưng không thức ăn nhiều dinh dưỡng) là phổ biến nhất (nhân thể xin nói chính vì vậy, chương trình nhỏ của chúng tôi giúp các em lấy tên là "Cơm có thịt", chứ không phải là "Ăn có cơm". Dù rằng, xin nhắc lại, cảnh thiếu cả cơm vẫn có).
Riêng học sinh bán trú, bức tranh khác biệt: Trước khi tiền hỗ trợ của nhà nước đến, các em ăn cơm như cảnh thứ ba. Khi đã nhận được tiền hỗ trợ và có tổ chức nấu ăn tập trung, các em đã có chút thức ăn, nhưng cũng còn đạm bạc.
Tại sao chính sách hỗ trợ đã bao phủ phần rất lớn học sinh (học sinh nội trú, học sinh bán trú, mầm non 3, 4 và 5 tuổi, một số tỉnh có hỗ trợ cả học sinh ngoài diện hỗ trợ của chính phủ) mà các em đã rất lâu và nay còn ăn cơm không có thức ăn?
Là do cách đưa tiền hỗ trợ về cho các em.
Thứ nhất, có quyết định của Thủ tướng nhưng triển khai rất chậm: ở những vùng Tây Bắc mà chúng tôi biết, Quyết định 85/2010/QĐ-TTg hỗ trợ học sinh bán trú phải một năm sau mới có thông tư liên bộ hướng dẫn, và tiền dĩ nhiên đến còn muộn hơn. Chủ trương hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi theo Quyết định 239/QĐ-TTg thành hiện thực chỉ sau 2 năm. Tiền hỗ trợ trẻ mầm non 3, 4 tuổi theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg sau 13 tháng, đến hôm nay chỗ đã chi, chỗ chưa, vì có tiền nhưng chưa có hướng dẫn!
Nếu là tiền xây dựng công trình, thì tiền về muộn công trình được xây muộn. Nhưng trẻ con có đợi được như công trình đâu. Khi tiền đến thì trẻ mầm non đã lên lớp một, lớp hai, học sinh tiểu học, trung học đã về nghỉ hè. Tiền được truy lĩnh, và được trao cho phụ huynh. Bộ trưởng thừa biết "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống", thành một bữa rượu liên hoan, hay hiếu hỷ, trả nợ… Vậy là ngân sách vẫn bỏ ra số tiền như dự trù, người (ngành) cấp phát báo cáo đã thực hiện xong nhiệm vụ giải ngân, nhưng còn đâu là mục tiêu tăng dinh dưỡng cho trẻ nhà nghèo có sức khỏe học trên lớp? Thiết tưởng hỗ trợ trẻ em phải như bố mẹ nuôi con, có bố mẹ nào nuôi kiểu no dồn đói góp như vậy?
Thứ hai: Các cụ dạy "của cho không bằng cách cho". Khổ thay "của" ở đây là tiền nước, tiền dân, nhưng quyết định cách "cho" lại là những cấp quan chức ở giữa. Thưa thật với Bộ trưởng, tôi không hiểu nổi những quy định chi tiền kiểu này: trẻ học từ tháng 9 đến hết tháng 5, tiền ăn trưa chi hai đợt tháng 11 và tháng 4. Thử hỏi từ tháng 9 đến tháng 11, các thầy cô lấy tiền đâu để nấu ăn cho học sinh? Vâng, quả thật tôi đã gặp thầy cô lấy tiền túi ra tạm ứng, tôi cũng đã thấy các trường "cắm nợ" ngoài chợ. Nhưng chỉ ít nơi có thể làm thế và liệu chúng ta có thể đòi hỏi họ làm thế không? Còn tiền đợt tháng 4 thì nhiều khi đến học sinh đã nghỉ hè. Làm sao thầy cô giáo dám giữ lại qua hè để ứng cho năm học sau (vì danh sách học sinh mỗi năm một khác). Tôi muốn hỏi người đưa ra quy định này: ông (bà) có cho con ăn theo kiểu mỗi năm chi tiền hai lần không?
Thứ ba: Tôi khẳng định rằng hỗ trợ dinh dưỡng cho học sinh nhất định phải qua con đường nấu ăn cho các em ngay tại trường. Nếu phát thẳng không có gì đảm bảo nó thành cơm, rau, thịt cho các em. Ngay tại nơi mà dư luận xôn xao chuyện học sinh ăn thịt chuột, cũng theo báo chí thì trên đó mỗi học sinh có chế độ hỗ trợ 500.000 đồng/tháng. Nguyên do chắc cũng không ngoài cái "cách cho".
Điều cuối cùng: Cũng là học sinh, cũng nghèo như nhau thôi, nhưng học sinh bán trú nhà xa, được hỗ trợ hằng tháng thì được ăn miếng cơm nóng có chút thức ăn. Còn học sinh nhà gần hơn, nhưng đủ xa để trưa vẫn phải ở lại lớp, thì mang cặp lồng cơm. Chúng tôi đã mở xem không biết bao nhiêu cặp lồng hoặc gói lá như thế và những gì trông thấy thật xót lòng. Xin nhà nước quan tâm đến "học sinh cặp lồng". Hãy tiết kiệm các khoản chi khác để hỗ trợ cho tất cả trẻ nghèo miền núi. Và hãy tạo điều kiện để mọi tấm lòng yêu trẻ nghèo cùng nhà nước đến với các em. Làm như vậy được thì chuyện miếng ăn và tấm áo cho các em không quá khó!
Trần Đăng Tuấn
Thư ngỏ gửi Bộ trưởng LĐ-TB-XH
4/
5
Oleh
Daviddo