Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Liệu Việt Nam có công ty nào đối đầu được với Starbucks?


Người Việt ta sang Mỹ lần đầu đều bị choáng bởi cái gì của họ cũng to, từ cốc coca đến bánh mỳ, từ đường xá đến cao ốc. Cốc giấy café Starbucks nửa lít, uống no cả ngày.

Nơi ...ào ào, nơi nhẩn nha ngó trời đất

Starbucks mở ở Việt Nam, chưa mở nhưng dư luận đã nóng và nhiều bạn trẻ lập Fan Page để ủng hộ thương hiệu này miễn phí.

Một nơi ào ào đến, ào ào đi, cười đấy, khóc đấy, làm gì cũng nhanh, vì tác phong công nghiệp.

Starbucks vào thì các tên tuổi như café Nhân, Lâm, Giảng... sẽ khó sống. Các thương hiệu sản xuất cà phê pha bắp, đậu nành, hương liệu đang nổi tiếng được dự đoán cũng sẽ đi tong.

Thời thế đổi thay, khi nghe tin Starbucks mở cửa đầu tiên vào tháng 2-2013 tại tp. Hồ Chí Minh. Ông Vũ tuyên bố với một số báo lá cải của Việt Nam là không sợ cạnh tranh, vì ông nghĩ rằng Starbucks chỉ là "người khổng lồ không có bản sắc", họ đang bán nước đường có mùi cà phê, triết lý của ông Vũ cao hơn triết lý của ông Howard Schultz.

Ông Vũ nói có lý của ông ấy, trước giờ ai cũng biết Trung Nguyên thường quảng cáo hoành tráng, đao to búa lớn, chẳng xem ai ra gì. Hệ thống cửa hàng đến cuối năm 2011, khắp nước có khoảng 13 cửa hàng và doanh số tầm 130 triệu USD.

Với 150 ngàn nhân viên, Starbucks cũng tự tin bởi doanh thu hàng năm 2012 là trên 13 tỷ đô la với hơn 18.000 cửa hiệu tại 61 quốc gia. Riêng tại Mỹ có hơn 13 ngàn, 1.300 tại Canada, gần 1.000 tại Nhật và Thái Lan có tới 164 cửa hàng.

Điều này cho thấy, Trung Nguyên không phải đối thủ xứng tầm để cạnh tranh với Starbucks. Có lẽ đây là chiến dịch truyền thông ăn theo để nổi tiếng lây. Nhưng đẳng cấp là đẳng cấp, nếu Trung Nguyên thực sự có đẳng cấp thì đã không làm như thế.

Còn về triết lý là một khái niệm khó so sánh, các tác phẩm Rót cả tâm hồn vào trong đáy cốc (Pour your heart into it) và Onward (tiến lên) của Ông Howard Schultz được nhiều độc giả ủng hộ, gây được tiếng vang lớn cổ võ tinh thần khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ và giúp nhiều người hiểu được tinh thần nhân văn trong hoạt động và văn hóa kinh doanh nhân đạo của Starbucks. Còn triết lý của Trung Nguyên thì hầu như chưa được thể hiện ở một hành động cụ thể và rõ ràng nào.

Mới đây hãng bỏ hẳn chữ Starbucks Coffee ra khỏi logo, ngoài chuyện muốn bán thêm đồ ăn khác, bởi họ tự tin, biết hàng trăm triệu khách nghiện chỉ cần nhìn nàng tiên cá cũng biết giấc mơ Mỹ đây rồi.

Lần đầu thử Starbucks thấy nhạt như nước lã, không biết pha sữa và đường thì chỉ còn cách đổ đi. Nhưng uống lâu lâu cũng thấy ngon và nghiện như ai. Nó giống thứ... dân chủ Mỹ ngấm từ từ, thay đổi bạn lúc nào không biết. Không ồn ào như lúc họ pha café bằng máy chảy nhanh như vòi nước và uống như nước giải khát. Sức mạnh mềm Hoa Kỳ đến từ từ bằng fast food.

Văn hóa café "phin" nhỏ giọt đã ngấm vào người thưởng thức nên sự năng động của xã hội cũng kém đi nhiều. Đất nước chuyển mình chậm bởi người dân đi làm sáng còn la cà quán xá, đợi "phin" chảy hết nước sánh xuống cốc.

Giấc mơ Mỹ có đứng nổi trên đất Việt?

Hoa Kỳ sinh sau ta tới mấy ngàn năm, nhưng đi lại trước ta khá xa, bởi quảng cáo Starbucks đơn giản "Your drink should be perfect every time. If not, let us know and we'll make it right. - Ly café phải luôn tuyệt vời. Nếu không, xin nói, chúng tôi sẽ pha như quí vị muốn". Đủ để biết chiến lược bản địa hóa của Starbucks tuyệt vời thế nào để trở thành chuỗi quán cà phê lớn nhất thế giới.

Starbucks sẽ vào Sài Gòn trong tháng tới. Tên gốc lấy từ một nhân vật Starbucks trong truyện chú cá voi Moby-Dick khổng lồ thắng cả người có trí khôn. Bạn đọc tới thử và nhớ phản hồi trên mặt báo.

Có lẽ nào, café hạt của Việt Nam chỉ nổi tiếng dùng để sản xuất cà phê hòa tan? xuất khẩu cà phê thôi đứng thứ hai và chiếm tới 14,5% thị trường thế giới, chỉ đứng sau Brazil, mà sản phẩm đầu cuối là ly café bốc khói lại không thể là thương hiệu quốc tế xứng tầm để cạnh tranh với Starbucks cho dù Việt Nam có những vùng trồng cà phê Arabica ngon nhất thế giới như Cầu Đất, Điện Biên... 

Câu hỏi tò mò của nhiều người là liệu Starbucks có đối thủ nào xứng tầm để cạnh tranh tại thị trường Việt Nam không?

Infonets

Related Post

Liệu Việt Nam có công ty nào đối đầu được với Starbucks?
4/ 5
Oleh