Dư luận gần đây sôi nổi bàn về các phát biểu của ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ khi tập đoàn Starbucks nổi danh thế giới loan báo sẽ bước vào thị trường Việt Nam.
Ông Vũ nói ông không sợ cạnh tranh, và Starbucks chỉ là "người khổng lồ không có bản sắc".
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Tôi sẽ luôn luôn nói như vậy bởi vì khi xem xét thành công của một công ty, mình phải biết mấu chốt nó nằm ở cái gì. Tại sao Starbucks lúc khởi đầu có thể thắng các hệ thống khác ở nước Mỹ?BBC vừa có cuộc nói chuyện với ông Đặng Lê Nguyên Vũ về triết lý kinh doanh của ông.
Họ có những triết lý như "Nơi chốn thứ ba", hay "Cả tâm hồn trong đáy cốc"... rồi họ học hỏi kinh nghiệm cà phê của Italy chẳng hạn. Nhưng nay họ có còn cà phê không?
Trong danh sách 100 thương hiệu lớn toàn cầu vừa sắp xếp lại, thì Starbucks nay liệt vào loại công ty fast-food (đồ ăn nhanh) chứ không phải công ty cà phê. Trên logo họ cũng bỏ luôn chữ cà phê đi.
Cái này không chỉ riêng tôi nói, mà các chuyên gia châu Âu - Đức, Ý... họ đều nhận định như vậy. Có điều họ không nói, mà riêng tôi nói thôi.
BBC: Vâng nhưng cái mà ông gọi là không có bản sắc, tức mở rộng, thay đổi theo nhu cầu của khách hàng, thì nói cho cùng cũng là một dạng bản sắc chứ?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Không, chúng ta phải nhìn vào vấn đề thương hiệu. Công ty nào cũng bị áp lực về doanh thu, của cổ đông... Nhưng đến khi một công ty, cũng giống như một quốc gia, không còn cái linh hồn của mình nữa, thì không còn sức mạnh nữa.
Những ai biết điều này thì thấy sự tồn tại [của Starbucks] chỉ còn là vấn đề thời gian. Họ sẽ bị các thế lực khác thay thế.
BBC: Quả thực linh hồn là một khái niệm rất khó đo lường, thưa ông?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Không, không khó. Nếu ai hiểu về vấn đề thương hiệu thì bản sắc là vô cùng quan trọng. Đó là cái hồn cái vía, những câu chuyện ở bên trong...
Nhìn vào Starbucks thì nay họ đã đi quá xa cái triết lý ban đầu của họ rồi. Tôi khẳng định luôn là Starbucks dần dần sẽ bị các thế lực khác thay thế thôi, không khác được.
BBC: Nói thật, thì ông có ghen với thành công của Starbucks không ạ?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Thực sự thì tôi phải ghen tức vì điều gì mới được chứ?! Đế chế của họ, tôi rất tôn trọng. Họ tạo dựng được đến ngày hôm nay không phải không có lý do.
Tôi từ khi bắt đầu lập nghiệp cũng vậy, công ty nhỏ. Nhưng tầm nhìn của công ty chúng tôi lúc này là lãnh đạo ngành cà phê thế giới.
Chúng tôi phải nghiên cứu để vượt qua họ, không chỉ ở Việt Nam mà cả các nơi khác trên thế giới nữa. Cạnh tranh là phải để lý trí vào, chứ không thể để cảm xúc lấn át.
BBC: Nói về cạnh tranh, thì đang có chỉ trích là chất lượng cà phê Trung Nguyên chưa được cao, nhiều khi bị pha hóa chất, hương phẩm quá liều vv..
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Ai chỉ trích? Có phải những đối thủ của chúng tôi trên mạng mà không công bố danh tính không? Những người tên tuổi đàng hoàng thì sẽ phải chịu trách nhiệm nếu họ phát ngôn bừa bãi.
Tôi cổ động cho sự đa dạng trong việc uống cà phê trên thế giới. Tại sao lại uống cà phê Arabica mà không uống Robusta? Tại sao uống expresso theo kiểu Tây và coi đó là chuẩn mực mà không uống theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, kiểu Việt Nam, Nhật Bản?
Tại sao những nước không trồng cà phê lại có những thương hiệu chinh phục thế giới? Nhưng câu hỏi này phải được giải quyết triệt để và nghiêm túc.
BBC: Theo ông đánh giá, thì liệu Starbucks và Trung Nguyên có thuộc cùng một đẳng cấp chưa ạ?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Muốn nói đến thành công của một công ty, hay một quốc gia, vì tôi cứ hay so sánh công ty với quốc gia, ta phải nhìn tới một số yếu tố.
Thứ nhất, là tư tưởng của công ty đó. Về tư tưởng và hệ lý luận thì ngày nay tôi đã bước xa lắm [so với Starbucks]. Điều này sẽ rõ ràng trong thời gian rất gần đây thôi.
Thứ hai, tư duy chiến lược của chúng tôi ngày hôm nay không có thua Starbucks.
Tuy nhiên điều chênh lệch to lớn mà chúng tôi phải giải quyết là nguồn lực vật lý. Khả năng thực thi của họ phải nói là tuyệt hảo, với một hạ tầng nâng đỡ cho họ trên toàn cầu.
Đó là cái chúng tôi phải giải quyết, làm sao để Trung Nguyên thực hiện được tất cả các ý đồ của mình. Cái này thì chúng tôi cần thời gian và guồng máy để thực thi cho bằng được. Chỉ có vấn đề đó thôi.
Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều sự sụp đổ của các đế chế.
Doanh thu của chúng tôi có hai trăm triệu đôla, họ hàng chục tỷ thì không thể so về phương diện này được. Nhưng đẳng cấp một người không phải nằm ở chỗ anh ta có bao nhiêu tiền, mà là ở văn hóa, nền tảng tri thức của anh ta chứ? Đó mới là giá trị thực.
BBC: Nói về kinh doanh thì Starbucks phải đối diện với thách thức gì ở thị trường Việt Nam, thưa ông?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Họ không có thách thức nào đáng kể cả. Người tiêu dùng Việt Nam, cũng giống như ở Trung Quốc hay ở Nhật Bản, vẫn ngưỡng vọng văn hóa Mỹ. Đó là lợi thế của họ, mà tôi cho là có lý nhưng đáng buồn và xét góc độ nào cũng đáng lo cả.
Lợi thế thứ hai, vô cùng lớn, của họ là về truyền thông. Chưa có công ty nào vào Việt Nam mà được tung hô, miễn phí truyền thông ồn ào như vậy cả.
Về thị trường địa lý, thì ở Việt Nam cũng chẳng có công ty nào, ngoài Trung Nguyên, có thể cạnh tranh với họ.
Thế nhưng tôi vẫn khẳng định: giỏi lắm 10 năm nữa ở Việt Nam, Starbucks có được 100 điểm kinh doanh. Cùng cực nữa thì cho gấp đôi số đó. Chẳng có gì đáng phải ồn ào, quan ngại!
BBC: Ông có muốn đánh cược không? 100 điểm kinh doanh trong 10 năm ạ?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: (cười) Cứ cho là gấp đôi số đó đi, tôi dám cược chứ!
BBC: Quay lại một chủ đề nghiêm túc hơn, trên các trang mạng người ta có chỉ trích rằng ông tìm cách gắn việc uống cà phê với lòng yêu nước và điều này hơi khiên cưỡng ạ.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Họ nhầm rồi. Họ không hiểu khái niệm cà phê và tinh thần cà phê của chúng tôi. Chúng tôi đang cổ động cho cả một học thuyết cà phê với giá trị là tinh thần sáng tạo có trách nhiệm.
Thuộc tính của cà phê là tinh thần trung tâm.
Tôi muốn cổ động cho một hệ giá trị mới thông qua ly cà phê. Triết lý của chúng tôi cao siêu hơn Starbucks nhiều lắm, nhưng thời gian sẽ cho thấy điều này.
Những người muốn bình luận, muốn nói này nói nọ thì cứ để họ nói thôi. Chúng tôi còn thời gian mà.
BBC: Vâng, thế với những người nói là ông "nổ" to quá thì ông trả lời thế nào ạ?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: (cười) Ngày xưa cũng vậy, khi tôi mới khởi nghiệp, có mỗi chiếc xe đạp mà nói tôi mơ về một thương hiệu cà phê thì ở trường họ nói tôi hoang tưởng. Nay thì họ thôi nói vậy. Trung Nguyên bây giờ phát triển thuận lợi, vươn ra toàn cầu.
Nhưng tôi buồn vì lẽ thế này. Ai nói những câu như ở trên? Người Việt nói.
Người Việt chưa bao giờ trong lịch sử của mình có hoài bão chinh phục, ảnh hưởng, tinh thần thách thức nghịch cảnh, ngoại trừ trong các cuộc vệ quốc.
Tại sao mình không chủ động gây ảnh hưởng? Phải có hoài bão, phải muốn đua tranh. Nhìn khối vật lý của người ta đã tê liệt cả người thì làm sao mình dám tranh hùng, thi thố?
Tất nhiên từ giấc mơ đến hiện thực thì còn nhiều điều kiện nhưng trước hết phải dám mơ, dám làm.
Tôi nghĩ một ngày người Việt phải sửa cái văn hóa này thì mới vĩ đại, hùng mạnh được.
Bài liên quan:
"Có một điểm mà mình nghĩ rằng đó là mấu chốt của vấn đề café sạch Việt Nam. Chất lượng café. Thực sự, ở Việt Nam, người tiêu dùng không biết trông cậy vào đâu để có thể nhận ra cái nào là café thật. Cách duy nhất là người tiêu dùng phải uống café nguyên chất và rang mộc thật nhiều, khi ấy họ mới có thể phân biệt được mùi vị của những thứ giả mạo café....
Ông Vũ nói ông không sợ cạnh tranh, và Starbucks chỉ là "người khổng lồ không có bản sắc".
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Tôi sẽ luôn luôn nói như vậy bởi vì khi xem xét thành công của một công ty, mình phải biết mấu chốt nó nằm ở cái gì. Tại sao Starbucks lúc khởi đầu có thể thắng các hệ thống khác ở nước Mỹ?BBC vừa có cuộc nói chuyện với ông Đặng Lê Nguyên Vũ về triết lý kinh doanh của ông.
Họ có những triết lý như "Nơi chốn thứ ba", hay "Cả tâm hồn trong đáy cốc"... rồi họ học hỏi kinh nghiệm cà phê của Italy chẳng hạn. Nhưng nay họ có còn cà phê không?
Trong danh sách 100 thương hiệu lớn toàn cầu vừa sắp xếp lại, thì Starbucks nay liệt vào loại công ty fast-food (đồ ăn nhanh) chứ không phải công ty cà phê. Trên logo họ cũng bỏ luôn chữ cà phê đi.
Cái này không chỉ riêng tôi nói, mà các chuyên gia châu Âu - Đức, Ý... họ đều nhận định như vậy. Có điều họ không nói, mà riêng tôi nói thôi.
BBC: Vâng nhưng cái mà ông gọi là không có bản sắc, tức mở rộng, thay đổi theo nhu cầu của khách hàng, thì nói cho cùng cũng là một dạng bản sắc chứ?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Không, chúng ta phải nhìn vào vấn đề thương hiệu. Công ty nào cũng bị áp lực về doanh thu, của cổ đông... Nhưng đến khi một công ty, cũng giống như một quốc gia, không còn cái linh hồn của mình nữa, thì không còn sức mạnh nữa.
Những ai biết điều này thì thấy sự tồn tại [của Starbucks] chỉ còn là vấn đề thời gian. Họ sẽ bị các thế lực khác thay thế.
BBC: Quả thực linh hồn là một khái niệm rất khó đo lường, thưa ông?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Không, không khó. Nếu ai hiểu về vấn đề thương hiệu thì bản sắc là vô cùng quan trọng. Đó là cái hồn cái vía, những câu chuyện ở bên trong...
Nhìn vào Starbucks thì nay họ đã đi quá xa cái triết lý ban đầu của họ rồi. Tôi khẳng định luôn là Starbucks dần dần sẽ bị các thế lực khác thay thế thôi, không khác được.
BBC: Nói thật, thì ông có ghen với thành công của Starbucks không ạ?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Thực sự thì tôi phải ghen tức vì điều gì mới được chứ?! Đế chế của họ, tôi rất tôn trọng. Họ tạo dựng được đến ngày hôm nay không phải không có lý do.
Tôi từ khi bắt đầu lập nghiệp cũng vậy, công ty nhỏ. Nhưng tầm nhìn của công ty chúng tôi lúc này là lãnh đạo ngành cà phê thế giới.
Chúng tôi phải nghiên cứu để vượt qua họ, không chỉ ở Việt Nam mà cả các nơi khác trên thế giới nữa. Cạnh tranh là phải để lý trí vào, chứ không thể để cảm xúc lấn át.
BBC: Nói về cạnh tranh, thì đang có chỉ trích là chất lượng cà phê Trung Nguyên chưa được cao, nhiều khi bị pha hóa chất, hương phẩm quá liều vv..
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Ai chỉ trích? Có phải những đối thủ của chúng tôi trên mạng mà không công bố danh tính không? Những người tên tuổi đàng hoàng thì sẽ phải chịu trách nhiệm nếu họ phát ngôn bừa bãi.
Tôi cổ động cho sự đa dạng trong việc uống cà phê trên thế giới. Tại sao lại uống cà phê Arabica mà không uống Robusta? Tại sao uống expresso theo kiểu Tây và coi đó là chuẩn mực mà không uống theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, kiểu Việt Nam, Nhật Bản?
Tại sao những nước không trồng cà phê lại có những thương hiệu chinh phục thế giới? Nhưng câu hỏi này phải được giải quyết triệt để và nghiêm túc.
BBC: Theo ông đánh giá, thì liệu Starbucks và Trung Nguyên có thuộc cùng một đẳng cấp chưa ạ?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Muốn nói đến thành công của một công ty, hay một quốc gia, vì tôi cứ hay so sánh công ty với quốc gia, ta phải nhìn tới một số yếu tố.
Thứ nhất, là tư tưởng của công ty đó. Về tư tưởng và hệ lý luận thì ngày nay tôi đã bước xa lắm [so với Starbucks]. Điều này sẽ rõ ràng trong thời gian rất gần đây thôi.
Thứ hai, tư duy chiến lược của chúng tôi ngày hôm nay không có thua Starbucks.
Tuy nhiên điều chênh lệch to lớn mà chúng tôi phải giải quyết là nguồn lực vật lý. Khả năng thực thi của họ phải nói là tuyệt hảo, với một hạ tầng nâng đỡ cho họ trên toàn cầu.
Đó là cái chúng tôi phải giải quyết, làm sao để Trung Nguyên thực hiện được tất cả các ý đồ của mình. Cái này thì chúng tôi cần thời gian và guồng máy để thực thi cho bằng được. Chỉ có vấn đề đó thôi.
Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều sự sụp đổ của các đế chế.
Doanh thu của chúng tôi có hai trăm triệu đôla, họ hàng chục tỷ thì không thể so về phương diện này được. Nhưng đẳng cấp một người không phải nằm ở chỗ anh ta có bao nhiêu tiền, mà là ở văn hóa, nền tảng tri thức của anh ta chứ? Đó mới là giá trị thực.
Starbucks thành công ở nhiều nước châu Á |
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Họ không có thách thức nào đáng kể cả. Người tiêu dùng Việt Nam, cũng giống như ở Trung Quốc hay ở Nhật Bản, vẫn ngưỡng vọng văn hóa Mỹ. Đó là lợi thế của họ, mà tôi cho là có lý nhưng đáng buồn và xét góc độ nào cũng đáng lo cả.
Lợi thế thứ hai, vô cùng lớn, của họ là về truyền thông. Chưa có công ty nào vào Việt Nam mà được tung hô, miễn phí truyền thông ồn ào như vậy cả.
Về thị trường địa lý, thì ở Việt Nam cũng chẳng có công ty nào, ngoài Trung Nguyên, có thể cạnh tranh với họ.
Thế nhưng tôi vẫn khẳng định: giỏi lắm 10 năm nữa ở Việt Nam, Starbucks có được 100 điểm kinh doanh. Cùng cực nữa thì cho gấp đôi số đó. Chẳng có gì đáng phải ồn ào, quan ngại!
BBC: Ông có muốn đánh cược không? 100 điểm kinh doanh trong 10 năm ạ?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: (cười) Cứ cho là gấp đôi số đó đi, tôi dám cược chứ!
BBC: Quay lại một chủ đề nghiêm túc hơn, trên các trang mạng người ta có chỉ trích rằng ông tìm cách gắn việc uống cà phê với lòng yêu nước và điều này hơi khiên cưỡng ạ.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Họ nhầm rồi. Họ không hiểu khái niệm cà phê và tinh thần cà phê của chúng tôi. Chúng tôi đang cổ động cho cả một học thuyết cà phê với giá trị là tinh thần sáng tạo có trách nhiệm.
Thuộc tính của cà phê là tinh thần trung tâm.
Tôi muốn cổ động cho một hệ giá trị mới thông qua ly cà phê. Triết lý của chúng tôi cao siêu hơn Starbucks nhiều lắm, nhưng thời gian sẽ cho thấy điều này.
Những người muốn bình luận, muốn nói này nói nọ thì cứ để họ nói thôi. Chúng tôi còn thời gian mà.
"Người tiêu dùng Việt Nam, cũng giống như ở Trung Quốc hay ở Nhật Bản, vẫn ngưỡng vọng văn hóa Mỹ. Đó là lợi thế của họ [Starbucks], mà tôi cho là có lý nhưng đáng buồn và xét góc độ nào cũng đáng lo cả."
BBC: Vâng, thế với những người nói là ông "nổ" to quá thì ông trả lời thế nào ạ?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: (cười) Ngày xưa cũng vậy, khi tôi mới khởi nghiệp, có mỗi chiếc xe đạp mà nói tôi mơ về một thương hiệu cà phê thì ở trường họ nói tôi hoang tưởng. Nay thì họ thôi nói vậy. Trung Nguyên bây giờ phát triển thuận lợi, vươn ra toàn cầu.
Nhưng tôi buồn vì lẽ thế này. Ai nói những câu như ở trên? Người Việt nói.
Người Việt chưa bao giờ trong lịch sử của mình có hoài bão chinh phục, ảnh hưởng, tinh thần thách thức nghịch cảnh, ngoại trừ trong các cuộc vệ quốc.
Tại sao mình không chủ động gây ảnh hưởng? Phải có hoài bão, phải muốn đua tranh. Nhìn khối vật lý của người ta đã tê liệt cả người thì làm sao mình dám tranh hùng, thi thố?
Tất nhiên từ giấc mơ đến hiện thực thì còn nhiều điều kiện nhưng trước hết phải dám mơ, dám làm.
Tôi nghĩ một ngày người Việt phải sửa cái văn hóa này thì mới vĩ đại, hùng mạnh được.
Bài liên quan:
KINH DOANH VÀ LÒNG YÊU NƯỚC ?
Lòng yêu nước, không ai nên dùng lòng yêu nước để kinh doanh. Nếu cố làm thì sẽ mua lấy thất bại. Yêu nước cần trong sáng, cần nhiệt huyết và bản thân anh Đặng Lê Nguyên Vũ cũng như những khách hàng của mình cầnminh bạch, vơi tình yêu đất nước, chúng ta cần cống hiến, vô tư và đừng nhắc đến. Hãy để những người khách quan nhận định về tình yêu nước của chúng ta thay vì chính ta hô hào thật lớn rằng tôi yêu nước. Và sẽ lố bịch nếu một nhân viên tiếp thị đứng giữa một hội chợ và hô to, hãy đến mua hàng của tôi nếu quí vị là người yêu nước.
"Tôi không nổ"
4/
5
Oleh
Daviddo