Các nhà tâm lý học Sibiria tuyên bố, họ đang giúp những bệnh nhân cai nghiện ma túy, rượu, sex bằng một phương pháp mới, đó là dùng hình phạt thể xác
Theo The Sibirian Times, phương pháp điều trị này đòi hỏi các bệnh nhân phải chịu những trận đòn ở mông. Liệu pháp này đã chữa khỏi cho một số bệnh nhân nghiên ma túy từng áp dụng nhiều cách chữa trị mà không khỏi.
Bệnh nhân Natasha đã được chữa khỏi bằng phương pháp mới này. Ảnh: The Sibirian Times.
Natasha, cô gái 22 tuổi, ở Novosibirsk, nghiện heroin khẳng định: "Tôi là một minh chứng cho thành công của liệu pháp này. Tôi khuyên những ai đang nghiện hoặc bị trầm cảm nên cũng nên đi điều trị. Nó đau khủng khiếp, nhưng nhờ đó mà tôi đã có lại cuộc sống bình thường. Nếu không có nó, tôi tin chắc giờ này tôi đã chết".
Những người tiên phong áp dụng phương pháp - Tiến sĩ người Đức Pilipenko cùng với Giáo sư Marina Chukhrova - nhấn mạnh, biện pháp đau đớn này hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học.
Ông nói: "Chúng tôi có mục đích khi đánh vào mông những bệnh nhân. Đây không phải là hành động cổ vũ bạo dâm". Những người bị nghiện thường bị thiếu endorphins, hay còn gọi là "hoóc môn hạnh phúc". Cơn đau về thể xác như thế sẽ kích thích cơ thể giải phóng endorphins, giúp bệnh nhận cảm thấy thoái mái hơn.
Tiến sĩ Pilipenko nói thêm: "Những trận đòn này còn giúp giải tỏa cảm giác ì ạch thường ẩn nấp đằng sau sự nghiện ngập - tình trạng có thể dễ dẫn đến tự tử và rối loạn tâm thần".
Như trường hợp của Natasha, cô bị lây nghiện ma túy từ người bạn trai đã chết vì nghiện. "Quanh tôi có rất nhiều người chết vì nghiện ma túy, tôi cũng gần đất xa trời rồi. Tôi cảm thấy bế tắc vì không thể tìm được lối thoát nào. Sau khi mẹ gợi ý áp dụng biện pháp cai nghiện mới này, tôi đã thử nó".
Cô được tư vấn tâm lý trước khi phải chịu 60 đòn roi, và phải chi trả 60 Euro cho một lần trị liệu. "Tôi không phải là người ưa đòn roi. Bố mẹ tôi chưa từng đánh đập tôi, dù chỉ là đánh nhẹ. Đây là lần đầu tiên tôi phải chịu đựng những trận đòn về thể xác như thế này, tôi thật sự bị sốc".
Natasha chụp ảnh với Giáo sư Marina Chukhrova, người có công chữa trị cho cô khỏi bệnh. Ảnh: The Sibirian Times.
Natasha kể, với mỗi cú đánh của bác sĩ, cô đều gào thét và nắm thật chặt thứ gì đó. "Thật khủng khiếp, toàn bộ cơ thể tôi cứ xóc nảy lên vì đau. Thường thì tôi khóc, bác sĩ đến bên hỏi thăm tôi. Sau đó, cơ thể tôi nóng lên, lòng bàn tay tôi bắt đầu đổ mồ hôi. Thật sự là rất khó chịu, nhưng sau mỗi lần như thế, tôi có thể cảm nhận được cơ thể mình đang làm việc".
Trong mỗi lần điều trị, bác sĩ thường giải thích cho cô sự nguy hiểm của ma túy và việc điều trị này không phải để trừng phạt. "Tôi cảm thấy mình như đang làm việc vì những tác động trên cơ thể, việc giải phóng endorphin giúp tôi thoát khỏi cơn nghiện. Sự đau đớn này làm tôi nhận thức những nguy hiểm mà chính tôi đã đem lại cho tôi, làm sao tôi có thể hủy hoại bản thân mình dễ dàng như thế".
Natasha cho biết, rất nhiều bạn bè nói cô thật điên rồ khi tin vào phương pháp trên. "Nhưng tôi muốn sống. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy mình có cơ hội chữa khỏi trong suốt 5 năm nghiện ma túy. Tôi chỉ muốn có một cuộc sống bình thường như hàng nghìn cô gái khác là tìm được một chàng trai, kết hôn, có con, cùng nhau giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Cuối cùng tôi cảm thấy mình đã quay trở lại với cuộc sống bình thường mà tôi đã từng có".
Hơn cả mong đợi, chứng nghiện ma túy của cô đã giảm hẳn. Cô đã có được công việc mới, làm điều phối viên cho một công ty taxi ở địa phương.
Một bệnh nhân khác tên Yuri, 41 tuổi. Tình trạng căng thẳng trong công việc khiến anh tìm đến rượu chè và nghiện vodka trầm trọng. Đối với bệnh nhân nghiện rượu như anh thì phải chịu 30 đòn roi.
Yuri đang chịu hình phạt trong liệu trình điều trị nghiện rượu. Ảnh: The Sibirian Times.
"Lần đầu tiên với tôi thật đáng sợ. Tôi gào thét và chửi rủa như một thủy thủ say rượu. Không biết bằng cách nào tôi đã vượt qua được 30 đòn roi đó. Ngày hôm sau, tôi thức dậy với cái mông đau nhói, nhưng tôi không hề muốn đụng vào một chai vodka nào trong tủ lạnh. Và nó vẫn nằm trong tủ lạnh suốt một năm qua".
Nhưng việc điều trị này đã gây ra một vụ tranh cãi quyết liệt giữa anh và bạn gái. "Cô ấy nghi ngờ tôi mọi chuyện. Tôi kể cho cô ấy sự thật, và khi nghe tôi giải thích mọi chuyện, cô ấy nói tự hào về tôi vì đã can đảm chịu đựng để chữa khỏi chứng nghiện rượu".
Giáo sư Chukhrova nói: "Đầu tiên chúng tôi tư vấn tâm lý cho họ. Bệnh nhân phải chịu đau trong suốt quá trình điều trị".
Sau khi hỏi ý kiến bệnh nhân, đo nhịp tim và kiểm tra khả năng chịu đau của họ, bác sĩ mới bắt đầu điều trị. "Chúng tôi sử dụng những cành liễu, chúng dẻo và không bị gãy và cũng không làm bệnh nhân chảy máu và chỉ đánh trên mông".
Kinh nghiệm cho thấy, mông là vùng gây phản xạ để chuyển cơn đau thành những hoạt động tích cực của các cơ quan trong cơ thể. Song nếu bất kì bệnh nhân nào cảm thấy khoái lạc tình dục khi chịu những đòn ròi này, bác sĩ sẽ ngưng điều trị ngay lập tức. "Chúng tôi không chữa trị những vấn đề này, nếu họ muốn thì có rất nhiều nơi để họ tới".
Một bác sĩ ở Nga đã chễ giễu phương pháp điều trị này. Ông cho rằng tập thể dục, châm cứu, message trị liệu, ăn chocolate và thậm chí là quan hệ tình dục mới kích thích cơ thể tiết ra endorphin tốt hơn.
Nhưng tiến sĩ Pilipenko giải thích: "Sự đau đớn như một mũi tiêm vào cơ thể bệnh nhân giúp loại bỏ cảm giác căng thẳng. Rất nhiều đồng nghiệp nghi ngờ biện pháp này, nhưng chúng tôi đã trở thành người tiên phong cho phương pháp điều trị đó"..
Hơn nữa phương pháp điều trị này đóng vai trò như một lời cảnh báo để bệnh nhân không nghiện lại, không tức giận hay khó chịu, lười biếng hoặc đánh mất hy vọng vào tương lai rồi.
Nhiều bệnh tâm thần cũng có thể được chữa trị bằng biện pháp này. "Chúng tôi tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân cảm thấy tức giận với chính họ, với thế giới như thiếu nghị lực, vô cảm, đau buồn, và chán chường. Chúng tôi giúp họ thay đổi suy nghĩ của mình để giảm căng thẳng, và vượt qua những lo lắng trong tương lai".
Ông nhấn mạnh trong số những bệnh nhân đến điều trị cũng có nhiều công dân nước Nga, và từ nhiều nơi trên thế giới.
Ngọc Vĩnh
Theo The Sibirian Times, phương pháp điều trị này đòi hỏi các bệnh nhân phải chịu những trận đòn ở mông. Liệu pháp này đã chữa khỏi cho một số bệnh nhân nghiên ma túy từng áp dụng nhiều cách chữa trị mà không khỏi.
Bệnh nhân Natasha đã được chữa khỏi bằng phương pháp mới này. Ảnh: The Sibirian Times.
Natasha, cô gái 22 tuổi, ở Novosibirsk, nghiện heroin khẳng định: "Tôi là một minh chứng cho thành công của liệu pháp này. Tôi khuyên những ai đang nghiện hoặc bị trầm cảm nên cũng nên đi điều trị. Nó đau khủng khiếp, nhưng nhờ đó mà tôi đã có lại cuộc sống bình thường. Nếu không có nó, tôi tin chắc giờ này tôi đã chết".
Những người tiên phong áp dụng phương pháp - Tiến sĩ người Đức Pilipenko cùng với Giáo sư Marina Chukhrova - nhấn mạnh, biện pháp đau đớn này hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học.
Ông nói: "Chúng tôi có mục đích khi đánh vào mông những bệnh nhân. Đây không phải là hành động cổ vũ bạo dâm". Những người bị nghiện thường bị thiếu endorphins, hay còn gọi là "hoóc môn hạnh phúc". Cơn đau về thể xác như thế sẽ kích thích cơ thể giải phóng endorphins, giúp bệnh nhận cảm thấy thoái mái hơn.
Tiến sĩ Pilipenko nói thêm: "Những trận đòn này còn giúp giải tỏa cảm giác ì ạch thường ẩn nấp đằng sau sự nghiện ngập - tình trạng có thể dễ dẫn đến tự tử và rối loạn tâm thần".
Như trường hợp của Natasha, cô bị lây nghiện ma túy từ người bạn trai đã chết vì nghiện. "Quanh tôi có rất nhiều người chết vì nghiện ma túy, tôi cũng gần đất xa trời rồi. Tôi cảm thấy bế tắc vì không thể tìm được lối thoát nào. Sau khi mẹ gợi ý áp dụng biện pháp cai nghiện mới này, tôi đã thử nó".
Cô được tư vấn tâm lý trước khi phải chịu 60 đòn roi, và phải chi trả 60 Euro cho một lần trị liệu. "Tôi không phải là người ưa đòn roi. Bố mẹ tôi chưa từng đánh đập tôi, dù chỉ là đánh nhẹ. Đây là lần đầu tiên tôi phải chịu đựng những trận đòn về thể xác như thế này, tôi thật sự bị sốc".
Natasha chụp ảnh với Giáo sư Marina Chukhrova, người có công chữa trị cho cô khỏi bệnh. Ảnh: The Sibirian Times.
Natasha kể, với mỗi cú đánh của bác sĩ, cô đều gào thét và nắm thật chặt thứ gì đó. "Thật khủng khiếp, toàn bộ cơ thể tôi cứ xóc nảy lên vì đau. Thường thì tôi khóc, bác sĩ đến bên hỏi thăm tôi. Sau đó, cơ thể tôi nóng lên, lòng bàn tay tôi bắt đầu đổ mồ hôi. Thật sự là rất khó chịu, nhưng sau mỗi lần như thế, tôi có thể cảm nhận được cơ thể mình đang làm việc".
Trong mỗi lần điều trị, bác sĩ thường giải thích cho cô sự nguy hiểm của ma túy và việc điều trị này không phải để trừng phạt. "Tôi cảm thấy mình như đang làm việc vì những tác động trên cơ thể, việc giải phóng endorphin giúp tôi thoát khỏi cơn nghiện. Sự đau đớn này làm tôi nhận thức những nguy hiểm mà chính tôi đã đem lại cho tôi, làm sao tôi có thể hủy hoại bản thân mình dễ dàng như thế".
Natasha cho biết, rất nhiều bạn bè nói cô thật điên rồ khi tin vào phương pháp trên. "Nhưng tôi muốn sống. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy mình có cơ hội chữa khỏi trong suốt 5 năm nghiện ma túy. Tôi chỉ muốn có một cuộc sống bình thường như hàng nghìn cô gái khác là tìm được một chàng trai, kết hôn, có con, cùng nhau giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Cuối cùng tôi cảm thấy mình đã quay trở lại với cuộc sống bình thường mà tôi đã từng có".
Hơn cả mong đợi, chứng nghiện ma túy của cô đã giảm hẳn. Cô đã có được công việc mới, làm điều phối viên cho một công ty taxi ở địa phương.
Một bệnh nhân khác tên Yuri, 41 tuổi. Tình trạng căng thẳng trong công việc khiến anh tìm đến rượu chè và nghiện vodka trầm trọng. Đối với bệnh nhân nghiện rượu như anh thì phải chịu 30 đòn roi.
Yuri đang chịu hình phạt trong liệu trình điều trị nghiện rượu. Ảnh: The Sibirian Times.
"Lần đầu tiên với tôi thật đáng sợ. Tôi gào thét và chửi rủa như một thủy thủ say rượu. Không biết bằng cách nào tôi đã vượt qua được 30 đòn roi đó. Ngày hôm sau, tôi thức dậy với cái mông đau nhói, nhưng tôi không hề muốn đụng vào một chai vodka nào trong tủ lạnh. Và nó vẫn nằm trong tủ lạnh suốt một năm qua".
Nhưng việc điều trị này đã gây ra một vụ tranh cãi quyết liệt giữa anh và bạn gái. "Cô ấy nghi ngờ tôi mọi chuyện. Tôi kể cho cô ấy sự thật, và khi nghe tôi giải thích mọi chuyện, cô ấy nói tự hào về tôi vì đã can đảm chịu đựng để chữa khỏi chứng nghiện rượu".
Giáo sư Chukhrova nói: "Đầu tiên chúng tôi tư vấn tâm lý cho họ. Bệnh nhân phải chịu đau trong suốt quá trình điều trị".
Sau khi hỏi ý kiến bệnh nhân, đo nhịp tim và kiểm tra khả năng chịu đau của họ, bác sĩ mới bắt đầu điều trị. "Chúng tôi sử dụng những cành liễu, chúng dẻo và không bị gãy và cũng không làm bệnh nhân chảy máu và chỉ đánh trên mông".
Kinh nghiệm cho thấy, mông là vùng gây phản xạ để chuyển cơn đau thành những hoạt động tích cực của các cơ quan trong cơ thể. Song nếu bất kì bệnh nhân nào cảm thấy khoái lạc tình dục khi chịu những đòn ròi này, bác sĩ sẽ ngưng điều trị ngay lập tức. "Chúng tôi không chữa trị những vấn đề này, nếu họ muốn thì có rất nhiều nơi để họ tới".
Một bác sĩ ở Nga đã chễ giễu phương pháp điều trị này. Ông cho rằng tập thể dục, châm cứu, message trị liệu, ăn chocolate và thậm chí là quan hệ tình dục mới kích thích cơ thể tiết ra endorphin tốt hơn.
Nhưng tiến sĩ Pilipenko giải thích: "Sự đau đớn như một mũi tiêm vào cơ thể bệnh nhân giúp loại bỏ cảm giác căng thẳng. Rất nhiều đồng nghiệp nghi ngờ biện pháp này, nhưng chúng tôi đã trở thành người tiên phong cho phương pháp điều trị đó"..
Hơn nữa phương pháp điều trị này đóng vai trò như một lời cảnh báo để bệnh nhân không nghiện lại, không tức giận hay khó chịu, lười biếng hoặc đánh mất hy vọng vào tương lai rồi.
Nhiều bệnh tâm thần cũng có thể được chữa trị bằng biện pháp này. "Chúng tôi tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân cảm thấy tức giận với chính họ, với thế giới như thiếu nghị lực, vô cảm, đau buồn, và chán chường. Chúng tôi giúp họ thay đổi suy nghĩ của mình để giảm căng thẳng, và vượt qua những lo lắng trong tương lai".
Ông nhấn mạnh trong số những bệnh nhân đến điều trị cũng có nhiều công dân nước Nga, và từ nhiều nơi trên thế giới.
Ngọc Vĩnh
Cai nghiện sex, rượu, ma túy bằng... cực hình
4/
5
Oleh
Daviddo